Blog

Gạo lứt và 3 sự thật có thể bạn chưa biết

Gạo lứt – hạt ngọc trai của trời được biết là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng. Gạo lứt được sử dụng thay thế gạo trắng trong khẩu phần ăn hàng ngày với mục đích kiểm soát cân nặng và cải thiện một số vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên, gạo lứt cũng có rất nhiều loại với đặc điểm khác nhau. Như vậy sử dụng gạo lứt như thế nào cho hiệu quả? Khi nấu có cần lưu ý gì hay không? Hãy lưu ý 3 điều sau đây. 

I. Gạo lứt huyết rồng rất có hại với người bệnh tiểu đường

Gạo lức huyết rồng (hay còn gọi là gạo lứt đỏ) thường có màu sắc đỏ tự nhiên hoặc đỏ nhạt. Hàm lượng dinh dưỡng trong gạo lức huyết rồng cũng là cao nhất trong các loại gạo lứt. Nhưng đối với người bệnh tiểu đường, sử dụng gạo lứt huyết rồng cần cẩn thận.

Gạo lứt huyết rồng chứa hàm lượng carbohydrate – tinh bột cao. Anthocyanin trong gạo lứt huyết rồng, có khả năng ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết. Một số nghiên cứu cho thấy rằng anthocyanin có thể tăng  chỉ số đường huyết sau bữa ăn.

II. Ở lớp vỏ gạo lứt có chất gây giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng 

Lớp vỏ của gạo lứt giàu dinh dưỡng, nhưng cũng chứa một số chất có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thu dinh dưỡng từ hạt gạo lứt. 

2.1. Phytic Acid (Axít Phytic)

Lớp vỏ của hạt chứa axit phytic. Đây cũng là một chất tự nhiên được tìm thấy trong nhiều loại hạt và ngũ cốc. Chất này khi vào trong đường ruột sẽ hình thành phức chất cản trở quá trình hấp thu khoáng chất quan trọng như: canxi, kẽm, sắt và magnesium. Loại bỏ lớp vỏ có thể giúp giảm lượng axit phytic và cải thiện khả năng hấp thu các khoáng chất này.

2.2. Enzyme Inhibitors – Chất ức chế enzym

Lớp vỏ của gạo cũng chứa các enzyme inhibitors. Chất này sẽ ức chế hoạt động của enzym trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Ngâm gạo trong nước chứa dấm hoặc chanh trong khoảng 3 tiếng, có thể loại bỏ phần lớn các chất này. Ngoài ra, nảy mầm gạo lứt là cách có thể tăng cường nhiều lần hàm lượng dinh dưỡng trong hạt. Đồng thời loại bỏ hoàn toàn các chất ức chế enzyme này. Bột sữa mầm gạo lứt SoyNa cũng được sản xuất từ hạt gạo lứt nảy mầm. Làm chín bằng máy sấy công nghệ cao, không sử dụng công nghệ rang nóng nên có thể bảo toàn tối đa hàm lượng dinh dưỡng trong hạt. 

III. Hàm lượng dinh dưỡng là khác nhau ở các loại gạo lứt

Hàm lượng dinh dưỡng trong các loại gạo lứt là khác nhau

Gạo lứt có thể được phân loại dựa theo chất gạo hoặc màu sắc của hạt gạo. Phân loại theo màu sắc thì có thể chia thành: gạo lức trắng, gạo lứt đỏ, gạo lức tím và gạo huyết rồng. Trong đó gạo lứt huyết rồng có hàm lượng dinh dưỡng cao nhất. Nhưng chỉ số GI của gạo lức huyết rồng cũng là cao nhất.

Gạo lức đỏ có hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng cũng giàu chất xơ. Đặc biệt phù hợp với người ăn kiêng có bệnh lý tiểu đường muốn hồi phục cơ thể. Gạo lức tím có hàm lượng chất xơ cao nhất, dinh dưỡng tuy không nhiều bằng gạo lức đỏ và gạo lức huyết rồng. Nhưng vẫn cung cấp nhiều khoáng chất tốt cho cơ thể. 

KẾT

Trên đây là 3 điểm đặc biệt về gạo lứt. Hy vọng có thể giúp bạn hiểu và sử dụng hiệu quả hơn những “hạt ngọc của trời” này. 

    Cart