Blog

Bệnh tiểu đường là gì? Chế độ ăn uống ảnh hưởng như thế nào đến hàm lượng đường trong máu

Đối với người mắc bệnh tiểu đường việc lựa chọn thực phẩm và chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát và điều trị bệnh. Nhưng ăn uống như thế nào để đảm bảo cơ thể vẫn được cung cấp đầy đủ dưỡng chất mà không khiến tình trạng tiểu đường trở nặng? Hãy cùng SoyNa tìm hiểu về sự tác động của chế độ ăn uống đến hàm lượng đường trong máu. 

I. Bệnh tiểu đường trẻ hoá, có cách nào để kiểm soát? 

Bệnh tiểu đường ngày một trẻ hoá và là bệnh mãn tính, hiện nay y học vẫn chưa tìm ra phương án để chữa khỏi. Tuy nhiên, việc xây dựng chế độ dinh dưỡng và luyện tập hợp lý hoàn toàn có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường.

Theo một số nguồn thông tin, trong chế độ dinh dưỡng dành cho người tiểu đường gạo lứt được xem là một loại thực phẩm thay thế gạo trắng rất tốt. Sử dụng gạo lứt hàng ngày giúp kiểm soát lượng đường trong máu. 

Nhưng liệu sử dụng gạo lứt thay thế gạo trắng hoàn toàn trong các bữa ăn người tiểu đường có được không? Giá trị dinh dưỡng của từng loại gạo này như thế nào? 

II. Bệnh tiểu đường là gì? Phân loại tiểu đường và nguyên nhân gây ra tiểu đường

2.1. Bệnh tiểu đường là gì? 

bệnh tiểu đường là gì

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường là một bệnh lý sinh ra do rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể. Điều này dẫn đến nồng độ đường trong máu tăng cao, vượt quá mức cho phép. 

Tiểu đường được chia làm hai loại chính. Đó là tiểu đường type 1 (tiểu đường insulin-dependent) và tiểu đường type 2 (tiểu đường non-insulin dependent).

Tiểu đường type 1 là một loại bệnh tiểu đường tự miễn. Hệ thống miễn dịch của cơ thể nhận diện các tế bào beta – tế bào sản xuất insulin như một loại vi khuẩn gây hại. Do đó sẽ tấn công và phá huỷ các tế bào này, dẫn đến việc thiếu hụt các hormone giúp chuyển hóa và điều chỉnh lượng đường trong máu. 

Trong khi đó, tiểu đường type 2 thường liên quan đến một sự kết hợp giữa yếu tố di truyền và lối sống không lành mạnh. Đặc biệt là chế độ ăn không cân bằng và thiếu hoạt động thể chất.

2.2. Bệnh tiểu đường thai kỳ có giống tiểu đường thông thường? 

Khác với bệnh tiểu đường type 1 và type 2 thường gặp, tiểu đường thai kỳ là một bệnh chỉ mang tính chất tạm thời. Tiểu đường thai kỳ được chẩn đoán khi các mẹ bầu có hàm lượng đường trong máu cao hơn người bình thường. Nhưng điều này không đủ để đánh giá là tiểu đường type 1 hay type 2. 

Tiểu đường thai kỳ thường xuất hiện ở tam cá nguyệt thứ 2. Và có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của cả mẹ bầu lẫn em bé. Tuy nhiên phần lớn tiểu đường thai kỳ sẽ hết sau sinh. 

Trong một số trường hợp, mẹ bầu được chẩn đoán là mắc tiểu đường type 1 hoặc type 2 trong thai kỳ. Thì các mẹ bầu sẽ được điều trị như những người bệnh tiểu đường thông thường. 

III. 4 ảnh hưởng của chế độ ăn đối với người mắc bệnh tiểu đường 

Lựa chọn và kết hợp các loại thực phẩm trong khẩu phần ăn hàng ngày ảnh hưởng rất lớn đến việc kiểm soát lượng đường trong máu ở người tiểu đường. Để dễ tìm hiểu, chúng ta có thể phân loại ảnh hưởng theo nhóm các chất dinh dưỡng nạp vào cơ thể thông qua chế độ ăn. 

3.1. Lượng carbohydrate trong chế độ ăn ảnh hưởng như thế nào đối với người bệnh tiểu đường? 

Lượng carbohydrate tiêu thụ trong chế độ ăn ảnh hưởng rất lớn đến người bệnh người tiểu đường. Carbohydrate là nguồn chính cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nhưng đồng thời cũng làm tăng hàm lượng đường trong máu. Khi chúng ta ăn các thực phẩm chứa carbohydrate, chúng được phân giải thành đường glucose. Sau đó glucose này được hấp thụ vào hệ tuần hoàn máu, gây tăng mức đường huyết.

Ở người tiểu đường, quá trình chuyển hóa glucose bị rối loạn. Do đó, kiểm soát lượng carbohydrate trong chế độ ăn là một yếu tố quan trọng giúp duy trì mức đường huyết ổn định. Khi mức đường huyết tăng cao, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm và gây tổn hại cho các cơ quan và mạch máu. Do vậy cần có biện pháp kiểm soát lượng carbohydrate nạp vào cơ thể một cách hiệu quả. 

3.2. Chất xơ có phải là “cứu cánh” cho những người mắc bệnh tiểu đường? 

Khác với Carbohydrate, chất xơ có tác động khá tích cực đến người bệnh tiểu đường. Chất xơ là một trợ thủ đắc lực trong việc kiểm soát đường huyết. Khi kết hợp chất xơ trong bữa ăn, chất xơ sẽ hấp thụ nước, tạo thành một chất nhầy trong dạ dày và ruột non. Điều này sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa carbohydrate. Hỗ trợ ngăn chặn sự tăng đột ngột của đường huyết sau khi ăn và duy trì mức đường huyết ổn định.

Chất xơ hòa tan, như chất xơ beta-glucan có trong yến mạch có khả năng giảm cholesterol máu và mỡ máu. Điều này có lợi cho người tiểu đường – người thường có nguy cơ cao mắc các bệnh lý  về huyết áp, tim mạch. 

3.3. Chất béo ảnh hưởng như thế nào đến những người mắc bệnh tiểu đường 

Chất béo được phân làm 2 loại là chất béo bão hoà và chất béo không bão hoà. Trong đó, chất béo đơn không bão hoà và chất béo đa không bão hoà được xem là có lợi đối với sức khoẻ của người tiểu đường.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                            

Chất béo đơn không bão hoà như axit béo oleic có thể giúp tăng cường sức khoẻ tim mạch và điều chỉnh đường huyết. Chất béo này có thể tìm thấy trong một số loại dầu thực vật như: dầu ô liu, dầu hướng dương. 

Chất béo đa không bão hoà có thể kể đến như axit béo omega 3 và omega 6. Chất béo này có khả năng giảm tình trạng viêm nhiễm, cải thiện sức khoẻ tim mạch. Đặc biệt chất béo đa không bão hoà có thể hỗ trợ quá trình chuyển đổi glucose trong cơ thể. Chất béo đa không bão hoà dễ dàng tìm thấy trong hạt chia, hạt lanh. 

3.4. Vai trò của Protein đối với sức khỏe của người bệnh tiểu đường 

Protein có ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe người bệnh tiểu đường. Bổ sung đủ lượng protein cần thiết giúp duy trì cảm giác no lâu. Kéo dài thời gian tiêu hóa, giúp ngăn ngừa cảm giác đói và ổn định mức đường huyết. Khi tiêu thụ protein cùng với các loại thực phẩm khác, nó có thể giúp duy trì sự bão hoà và kiểm soát lượng carbohydrate được hấp thụ. Từ đó hỗ trợ giảm nguy cơ tăng đột ngột mức đường huyết.

Khi nạp protein qua bữa ăn, cơ thể cần năng lượng để tiêu hóa và chuyển đổi protein thành các dạng cần thiết. Quá trình này cũng giúp tiêu hao calo. Hỗ trợ giảm cân hoặc duy trì cân nặng ổn định, điều quan trọng đối với người bệnh tiểu đường. 

IV. Kết luận 

Như vậy, bệnh tiểu đường tuy là một bệnh mãn tính, đến nay chưa có thuốc đặc trị. Nhưng thông qua chế độ dinh dưỡng chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh tốt, và sống chung với căn bệnh tiểu mãn tính này. 

 

    Cart