Blog

Gạo lứt và gạo trắng có thay thế nhau trong chế độ ăn của người tiểu đường? 

Gạo lứt và gạo trắng có thể thay thế nhau trong những bữa ăn hàng ngày của người bệnh tiểu đường hay không? Người ta vẫn truyền tai nhau rằng gạo lứt rất tốt đối với người bệnh tiểu đường. Nhưng liệu người bệnh tiểu đường có nên ăn gạo lứt thay thế gạo trắng? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về lợi ích và ảnh hưởng của cả 2 loại gạo này đến nồng độ đường trong máu. Làm thế nào để sử dụng gạo lứt một cách hiệu quả trong chế độ ăn của người tiểu đường? Hãy cùng SoyNa tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết chi tiết dưới đây. 

I. Một số lưu ý về chế độ ăn của người tiểu đường

Để trả lời câu hỏi Gạo lứt và gạo trắng có thay thế nhau trong chế độ ăn của người tiểu đường được hay không? Trước tiên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một số lưu ý trong chế độ ăn của người tiểu đường. 

Bản chất của bệnh tiểu đường là do rối loạn chuyển hoá, thiếu hụt insulin trong cơ thể. Do vậy việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường cũng cần tập trung khắc phục vấn đề này. 

5 lưu ý về chế độ ăn cho người tiểu đường cần lưu ý là: 

– Kiểm soát lượng carbohydrate 

– Chia bữa ăn đều 

– Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm giàu đường tinh luyện, đường đơn 

– Tăng cường bổ sung thức ăn chứa protein 

– Bổ sung chất béo lành mạnh và theo dõi lượng calo nạp vào cơ thể. 

Chi tiết hơn về bệnh tiểu đường và những lưu ý cho chế độ ăn của người bệnh tiểu đường bạn có thể xem trong bài viết về: Bệnh tiểu đường là gì? Chế độ ăn uống ảnh hưởng như thế nào đến hàm lượng đường trong máu? 

II. So sánh về hàm lượng dinh dưỡng có trong gạo lứt và gạo trắng 

Gạo lứt và gạo trắng có hàm lượng dinh dưỡng khác nhau. Sự khác biệt về hàm lượng dinh dưỡng trong 2 loại gạo, ảnh hưởng đến chế độ ăn của người tiểu đường thể hiện qua 3 yếu tố chính là: Chất xơ, vitamin và khoáng chất, chất chống oxy hoá. 

So sánh hàm lượng dinh dưỡng trong gạo lứt và gạo trắng

2.1. So sánh về lượng chất xơ có trong gạo lứt và gạo trắng 

So sánh một cùng một khối lượng gạo lứt và gạo trắng, gạo lứt có hàm lượng chất xơ cao hơn. Chất xơ là một thành phần quan trọng giúp duy trì đường huyết ổn định và hỗ trợ quá trình tiêu hóa. 

Trong mỗi 100gr gạo lứt chứa khoảng 1,8 – 2,7g chất xơ. Nhưng cũng trong 100gr gạo trắng chỉ chứa khoảng 0,2g chất xơ. 

2.2. So sánh về hàm lượng vitamin, khoáng chất có trong gạo lứt và gạo trắng 

Không chỉ chứa hàm lượng chất xơ cao hơn, hàm lượng vitamin và khoáng chất trong gạo lứt cũng cao hơn so với gạo trắng. Đặc biệt, bằng việc giữ lại lớp cám bên ngoài, gạo lứt chứa nhiều vitamin B, vitamin E, magie, kẽm, kali, và selen. 

Trong khi đó, gạo trắng sau quá trình tinh chế: tẩy trắng, đánh bóng một phần lớn lớp cảm ở bên ngoài mất đi. Điều này cũng đồng nghĩa với việc mất đi phần lớn vitamin và khoáng chất. 

2.3. So sánh về hàm lượng chất chống oxy hóa trong gạo lứt và gạo trắng 

Gạo lứt chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn so với gạo trắng. Trong gạo lứt có chứa một số chất chống oxy hóa như gamma-oryzanol và tocopherol mà trong gạo trắng không có. 

Các chất chống oxy hóa này chủ yếu có mặt trong lớp cám bên ngoài của hạt gạo lứt, và chúng bị loại bỏ trong quá trình tinh chế để sản xuất gạo trắng.

Gamma-oryzanol là một hợp chất tự nhiên có tính chống oxy hóa cao, có thể giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do stress oxy hóa. Tocopherol, một dạng vitamin E, cũng là một chất chống oxy hóa mạnh. Tocopherol trong gạo lứt có thể giúp bảo vệ tế bào và màng tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do.

III. Gạo lứt và gạo trắng có thay thế nhau trong chế độ ăn của người tiểu đường được không? 

Để đánh giá gạo lứt và gạo trắng có thay thế nhau trong chế độ ăn của người tiểu đường được hay không. Có thể dựa vào chỉ số Glycemic giữa 2 loại gạo này. Chỉ số Glycemic cho biết mức độ tăng đường huyết sau khi sử dụng. 

So sánh chỉ số glycemic giữa gạo lứt và gạo trắng

3.1. Chỉ số glycemic của gạo lứt

Gạo lứt có chỉ số glycemic thấp hơn so với gạo trắng. Điều này có nghĩa là khi tiêu thụ gạo lứt, mức tăng đường huyết sẽ diễn ra chậm hơn và ổn định hơn.

Chất xơ và các chất dinh dưỡng có trong lớp cám bên ngoài gạo lứt giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ carbohydrate, ngăn chặn đường huyết tăng cao đột ngột.

3.2. Chỉ số glycemic của gạo trắng

Sau quá trình tinh chế, gạo trắng mất đi lớp cám và chất xơ. Điều này khiến cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ carbohydrate diễn ra nhanh chóng, gây tăng đường huyết nhanh và đột ngột.

IV. Kết luận 

Như vậy, gạo lứt, với chỉ số glycemic thấp, thường được coi là một lựa chọn tốt hơn cho người tiểu đường. Gạo lứt không gây tăng đường huyết một cách nhanh chóng và giúp duy trì đường huyết ổn định hơn. Trong khi đó, gạo trắng nên được tiêu thụ với sự kiểm soát, và kết hợp với các nguồn thực phẩm khác để giảm tác động lên đường huyết.

Chúng ta có thể sử dụng gạo lứt hằng ngày, thay thế gạo trắng trong chế độ ăn của người tiểu đường. Hoặc bổ sung các sản phẩm hỗ trợ kiểm soát đường huyết có thành phần chính từ gạo lứt. 

 

    Cart